BIỆT THỰ CỔ ĐÀ LẠT, DI SẢN CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

  14/04/2020

Đà Lạt là thành phố may mắn được sở hữu một di sản kiến trúc giá trị, ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Từ một đô thị nghỉ dưỡng do người Pháp xây dựng. Lịch sử phát triển quy hoạch đô thị Đà Lạt nửa đầu thế kỷ 20 dường như gắn liền với sự phát triển nghệ thuật quy hoạch đương đại của thế giới. Từ chương trình xây dựng của Toàn quyền Paul Doumer, đồ án tổng quát áp dụng phương pháp quy hoạch phân khu chức năng của thị trưởng đầu tiên Paul Champoudry, đến những bản quy hoạch của các kiến trúc sư Hébrard năm 1923, Pineau năm 1933, Mondet năm 1940 và Lagisquet năm 1943, Đà Lạt luôn hiện lên như một thành phố nghỉ dưỡng miền núi kiểu mẫu với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tuy chứa đựng những quan điểm đôi khi khác biệt, nhưng các đồ án quy hoạch thành phố luôn mang tính kế thừa lẫn nhau và được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ. Với sự nhất quán trong việc thực thi ý tưởng xây dựng một thành phố cảnh quan, các kiến trúc sư người Pháp đã tạo nên những đặc điểm nổi trội của kiến trúc đô thị Đà Lạt – như quy hoạch đô thị theo bố cục tự do, hạn chế can thiệp vào địa hình, các con phố uốn lượn theo đồi núi và thung lũng, những phân khu chức năng bố trí linh hoạt... – ít có thể thấy ở những thành phố khác của Việt Nam.

1- Lịch sử quy hoạch kiến trúc đô thị Đà Lạt

2- Kiến trúc biệt thự cổ Đà Lạt

Với lịch sử hơn 100 năm, Đà Lạt tuy không phải một thành phố cổ kính nhưng cũng đã xây dựng được cho mình không ít những công trình kiến trúc độc đáo, đa dạng về thể loại và phong phú về phong cách. Những công trình kiến trúc xuất hiện dưới thời thuộc địa đều có cơ sở thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và điều kiện sinh hoạt của cư dân. Tuy Đà Lạt mang dấu ấn của các nhà kiến trúc người Pháp, nhưng những kiến trúc sư này khi sáng tác, thiết kế các công trình cũng đã chịu ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên, đặc biệt là những điều kiện về khí hậu, thời tiết và cảnh quan môi trường nơi đây. Trải qua một thời gian dài xây dựng thành phố, phong cách kiến trúc của các công trình đã có nhiều thay đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản, đếnphong cách Tân cổ điển, phong cách kiến trúc địa phương Pháp, và phong cách kiến trúc hiện đại. Bên cạnh các công trình kiến trúc Pháp, kiến trúc Đà Lạt còn trở nên đa dạng hơn nhờ những ngôi chùa, thiền viện mang đậm nét Á Đông, những công trình mang nét kiến trúc của cư dân bản địa và những công trình do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế. Dù chịu ảnh hưởng bởi nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, nhưng hầu hết các công trình nổi tiếng của Đà Lạt đều hòa hợp với thiên nhiên, tạo nên những nét chấm phá trong bức tranh cảnh quan thành phố.

Tuy vậy, sau một thời gian dài phát triển thiếu quy hoạch và buông lỏng quản lý, kiến trúc đặc sắc của Đà Lạt đã chịu nhiều biến dạng. Những ngôi nhà xây cất trái phép, không phù hợp với quy hoạch, những công trình quy mô lớn phá vỡ cảnh quan, những ngôi nhà ống, nhà hộp xuất hiện dày đặc ở khu vực trung tâm, những khu rừng nội ô bị tàn phá... tất cả đã khiến bộ mặt kiến trúc của thành phố trở nên nhem nhuốc. Không ít những công trình kiến trúc giá trị chịu sự tàn phá của thời gian mà không có được sự bảo tồn chu đáo, nhiều ngôi biệt thự cổ bị bỏ hoang hoặc biến thành chung cư, nhà trọ. Năm 2010, chính quyền tỉnh Lâm Ðồng thông báo quyết định mời một nhóm kiến trúc sư thuộc Viện Thiết kế quy hoạch đô thị Paris và một công ty thiết kế quy hoạch khác của Pháp thực hiện 

Bên cạnh các công trình kiến trúc lớn, hệ thống biệt thự ở Đà Lạt cũng góp phần quan trọng trong việc làm phong phú cảnh quan kiến trúc và tạo nên một trong những nét đặc trưng hấp dẫn của thành phố.Các ngôi biệt thự ở đây được dựng lên với những kiểu dáng vô cùng đa dạng, nhưng tổng thể vẫn giữ được tính thống nhất và hài hòa với thiên nhiên. Những ngôi biệt thự xây dựng từ năm 1940 trở về trước hầu hết đều do người Pháp thiết kế. Từ sau năm 1940, cùng với các kiến trúc sư người Pháp, một số kiến trúc sư người Việt được đào tạo ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cũng tham gia thiết kế xây dựng nhiều công trình. Để bảo vệ cảnh quan thành phố, các kiến trúc sư người Pháp đã đưa ra những nguyên tắc chung cho việc thiết kế và xây dựng biệt thự. Các ngôi biệt thự được xây dựng bám theo dạng địa hình, nằm trên những đường đồng mức, có khuôn viên cây xanh, có tầm nhìn đẹp và không được quá gần nhau. Để tránh phá vỡ cảnh quan, số tầng của biệt thự được quy định không quá ba tầng, kể cả tầng trệt. Trong các đồ án quy hoạch thành phố trước đây, những khu đất phân lô dành cho biệt thự luôn được quy định rõ. Tất cả các công trình xây dựng đều phải do kiến trúc sư thiết kế và chịu trách nhiệm về thẩm mỹ. Mọi dự án xây dựng đều phải trải qua sự xét duyệt của phòng quy hoạch đô thị thuộc Sở Công chánh. Những tòa biệt thự có diện tích phân lô hơn 1.500 mét vuông dành cho tầng lớp thượng lưu ngày nay có thể tìm thấy trên các con đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Lê Lai hay Nguyễn Du. Hầu hết các biệt thự này nằm xa trục đường chính và được bố trí cách nhau từ vài chục tới vài trăm mét. Những biệt thự hạng trung bình có diện tích phân lô nhỏ hơn 1.000 mét vuông và các ngôi nhà biệt lập có sân vườn được dành cho tầng lớp trung lưu và công chức, phổ biến tại trung tâm thành phố, trên các con đường như Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu hay Bùi Thị Xuân.

Về hình thức kiến trúc, các biệt thự xây dựng trước năm 1954 chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc địa phương Pháp. Những chủ nhân người Pháp sống xa quê hương đã xây dựng những ngôi nhà này để gợi lại hình bóng quê hương của họ.Tuy vậy, các hình thức kiến trúc địa phương Pháp du nhập vào Đà Lạt được thể hiện dưới nhiều hình thức: một số theo nguyên mẫu, một số khác thay đổi để phù hợp với khí hậu địa phương, và một số kết hợp với kiến trúc Việt Nam tạo nên một hình thức kiến trúc mới. Những ngôi biệt thự kiến trúc miền Bắc nước Pháp xuất hiện rất nhiều tại Đà Lạt, hầu hết dưới dạng nguyên mẫu bởi khí hậu thành phố có nhiều điểm tương đồng khí hậu miền Bắc nước Pháp. Nếu phân loại cụ thể, có thể thấy các biệt thự của Đà Lạt mang năm phong cách kiến trúc chủ yếu: kiến trúc vùng Normandie, kiến trúc vùng Bretagne, kiến trúc vùngProvence, kiến trúc xứ Basque và kiến trúc vùng Savoie.

BIỆT THỰ CỔ - DI SẢN KIẾN TRÚC

Kiến trúc sư (KTS) Trần Công Hòa, giảng viên khoa kiến trúc Đại học Yersin (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) nhận định: Đà Lạt là một đô thị đặc biệt, không chỉ là một đô thị hiếm thấy ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Chính phủ nên chú trọng đầu tư để bảo vệ, giữ gìn di sản của thiên nhiên, di sản kiến trúc độc đáo này.

Biệt thự Phi Ánh được vua Bảo Đại mua cho thứ phi Lê Phi Ánh. Đây là ngôi biệt thự bằng đá granit được xây khoảng năm 1928, với lối kiến trúc Tây Ban Nha duy nhất từ trước đến nay tại Đà Lạt. Biệt thự có hai khối nhà nối liền nhau bằng một hành lang bán nguyệt.

Trong tập sách Đà Lạt Xưa, nhà nghiên cứu Lê Phỉ cho rằng: Kiến trúc tại Đà Lạt có thể nói vô cùng đặc biệt, không giống bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. TP Đà Lạt trước kia xây dựng cho người Pháp, đề án thiết kế kiểu Tây phương. Các kỹ sư, KTS đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, nhất là phải giỏi.

Nhà nghiên cứu Lê Phỉ cho rằng trong thời kỳ Pháp thuộc Đà Lạt có hơn 1.300 biệt thự xây cất, kiến trúc đa dạng phong phú, nhiều nhất là kiến trúc phía bắc nước Pháp.

Tòa biệt thự của tướng Trần Văn Đôn thời chính quyền Ngô Đình Diệm là một trong nhưng công trình cổ nhất ở Đà Lạt còn lưu giữ khá nguyên vẹn. Tòa nhà này được xây dựng khoảng năm 1923, trước đây gọi là biệt thự Rauzy

Biệt thự Bạch Ngọc trước đây của bà Trần Lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô Đình Nhu. Cụm biệt điện của bà Xuân gồm Bạch Ngọc, Lam Ngọc, Hồng nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Bộ Nội vụ)

Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết có khoảng 2.000 biệt thự cổ, cũ ở Đà Lạt. Theo KTS Trần Công Hòa, Đà Lạt này còn được ví như một “Bảo tàng kiến trúc địa phương của Pháp”.

Ngày nay tại Pháp cũng rất hiếm thấy các công trình ảnh hưởng theo các phong cách địa phương còn nguyên vẹn.

Một biệt thự tại Đà Lạt mang phong cách kiến trúc Normandie (phía Bắc nước Pháp) có khung sườn nhà bằng gỗ, xây chèn gạch, tỷ lệ cân xứng hình chữ nhật, cửa sổ mái tam giác. Đặc biệt, nhà có 2 hoặc 4 mái vạt góc, độ dốc mái lớn. Kiểu biệt thự này gặp nhiều ở Đà Lạt

Biệt thự cổ mang phong cách kiến trúc vùng Bretagne (phía Tây nước Pháp) với hình khối ngang, thấp, vững chắc để chống đỡ mưa gió. Tường đầu hồi (tường 2 mặt bên) hình tam giác có đỉnh rất nhọn, che kín bờ mái dốc và thường gắn với ống khói lò sười.

Phong cách kiến trúc xứ Basque (phía Tây Nam nước Pháp), tường đầu hồi là mặt chính của kiến trúc (kiễu chữ A) nổi lên khung sườn gỗ. Có 2 mái không đều nhau, đôi khi mái dài gần sát mặt đất. Mái vươn xa ra khỏi tường đầu hồi và được đỡ bằng các thanh gỗ, các cửa sổ nhiều và nhỏ.

Phong cách kiến trúc vùng Provence (phía Nam nước Pháp) có bố cục nằm ngang, nhà mái ngói hoặc mái bằng, độ dốc của mái tương đối thoải, thường sử dụng ngói ống hình máng, trang trí thêm 1 hoặc 2 hàng ngói ống bao quanh đầu bờ tường trông rất đặc sắc

Ngoài ra, còn có phong cách kiến trúc vùng Savoie (phía Đông nước Pháp) cũng lấy tường đầu hồi là mặt chính của nhà. Tầng dưới xây, tầng trên bằng gỗ, có 2 mái với độ dốc vừa phải, mái vươn rất rộng trên tường đầu hồi để che chở cho các cửa đi, cửa sổ và cả ban công.

Theo Bois.vn

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả

Online Zalo Support
  • Mr.Tony Nguyen

    0866 090 007
  • Mrs.Helena Lan

    0913 303 917
Lượt truy cập
  • 1
  • 341
  • 2,712,826